Showing posts with label cac-thuat-ngu-co-ban-ve-SEO. Show all posts
Showing posts with label cac-thuat-ngu-co-ban-ve-SEO. Show all posts

Sunday, July 5, 2015

Những cách đặt từ khóa hiệu quả cho Website

Đào tạo SEO xin chia sẻ với các bạn 9 thủ thuật đặt từ khóa mà mà một website nên áp dụng.
Để trang web có thứ hạng cao trên Google thì từ khóa (Keyword ) cần xuất hiện trong nội dung bài viết. Nhưng nếu vị trí đặt từ khóa không hợp lý thì thứ hạng sẽ không cao và ảnh hưởng nhiều đến kết quả tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm như Yahoo, Google, MSN….


1/ Từ khóa (Keyword ) nên đặt trong thẻ <title>


Đây là vị trí quan trọng nhất mà bạn cần đặt từ khóa (keyword) .Bởi vì nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, đồng thời nó chính là tên của trang web. Thẻ title phải ngắn (tối đa: 6 đến 7 từ) và phải chứa từ khóa. Tốt nhất, từ khóa nên đặt ở đầu title. Nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể tham khảo Top 10 thủ thuật SEO tối ưu hóa tiêu đề cho web của bạn mà mình đã giới thiệu trong các bài viết trước.

2/ Từ khóa (keyword ) trong URL


URL là địa chỉ trang web, nếu URL chứa từ khóa thì giá trị trang web sẽ tăng lên. Ví dụ, tối ưu trang web với từ khóa “keo socola” thì URL của bài viết cần chứa từ khóa. từ khóa càng gần DOMAIN càng tốt.
Tất nhiên, từ khóa phải có trong bài viết, vì nếu không có thì sẽ không có tác dụng gì cả.

3/ Mật độ từ khóa trong bài viết


Một yếu tố rất quan trọng khác mà bạn cần quan tâm. Bài viết tốt nhất nên có khoảng 3-7% từ khóa chính và 1-2% từ khóa phụ. Mật độ > 10% là rất đáng ngờ và trông có vẻ như là bạn đang cố nhồi nhét từ khóa chứ không phải một đoạn văn bản viết tự nhiên.

Và bạn có thể bị google liệt kê vào danh sách spam và tụt thứ hạng là điều cả bạn và tôi đều không muốn cho website của mình.

4/ Từ khóa trong liên kết (Anchor text )


Link đặt lên từ khóa. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt với các inbound link (link dẫn về website của mình từ website khác). Các công cụ tìm kiếm, như Google, sẽ đánh giá cao trang web của bạn.

5/ Từ khóa trong Heading (& đặt trong thẻ <H1>)


Nội dung trong thẻ <H1> được đánh giá rất quan trọng, robot của google sẽ tìm kiếm các từ khóa trong các thẻ này khi nó đi sâu vào nội dung web của bạn.

6/ Từ khóa trong dòng Headline


Dòng đầu tiên có mức độ quan trọng cao, cần chứa từ khóa, nên đặt trong thẻ <H1>.
Lưu ý: phần đầu của văn bản không nhất thiết có nghĩa là đoạn đầu tiên, nếu bạn sử dụng bảng, dòng đầu tiên có thể nằm ở phần nửa sau của bảng.

7/ Từ khóa trong ALT của ảnh


Các Robots của công cụ tìm kiếm không đọc được ảnh nhưng nó đọc được phần mô tả bằng chữ nằm trong thẻ ALT,
ví dụ: <IMG src=”http://” ALT=”mô tả ảnh, chứa từ khóa” />.
Vì thế việc đặt thẻ alt cho ảnh cũng góp phần đáng kể trong việc seo website của bạn.

8/ Từ khóa trong thẻ META


Phần này ngày càng ít có giá trị, đặc biệt đối với Google. Yahoo! và Bing vẫn còn sử dụng, nên nếu bạn tối ưu hóa cho hai công cụ tìm kiếm như Yahoo! và Bing, hãy điền các thẻ này một cách chính xác – cũng không mất nhiều thời gian.

9/ Khoảng cách keyword


Các từ khóa xuất hiện trong bài viết không nên quá gần nhau, hoặc lặp lại nhiều lần (>=3 lần) trong 1 câu, trong 1 đoạn.
Sau khi đã chọn được từ khóathích hợp thì việc đặt  từ khóa ở vị trí phù hợp cũng quan trọng không kém, kết hợp hai yếu tố đó sẽ giúp cho bạn mang lại thứ hạng cao cho chiến dịch SEO website của mình .

Hy vọng với 9 thủ thuật trên sẽ giúp các bạn nâng tầm giá trị website và thu hút nhiều độc giả cũng như khả năng kiếm tiền của website, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm 9 yếu tố ảnh hưởng thứ hạng website của bạn

Xem thêm SEO Onpage

Chúc các bạn thành công !
(Nguồn thuthuatweb)

Friday, July 3, 2015

Cách thêm Comment Facebook cho blogspot

Bài viết này, Đào tạo SEO sẽ hướng dẫn các bạn cách thêm bình luận Facebook vào blog quản lý bằng App. Cũng không phức tạp cho lắm. làm từng bước rành mạch không dài dòng văn tự! 


Lưu ý:  Để tạo app, tài khoản người dùng tại facebook của bạn phải được veryfi (xác thực). Bạn nào chơi Facebook rồi hẳn biết nhé!

Bước 1: Tạo app để quản lý ứng dụng comment facebook:

- Truy cập vào địa chỉ: https://developers.facebook.com/
- Tạo app mới như trong hình.


Bước 2: Đặt tên cho ứng dụng (app).

Nhập mã bảo vệ như trong hình sau khi chọn "Tạo ứng dụng"


Bước 3: Thiết lập ứng dụng vừa tạo tại Facebook

Khi đã tạo được ứng dụng với mã id của ứng dụng, bây giờ chèn khung nhận xét vào blogspot.

Để chèn khung vào ta thực hiện từng bước như sau:

Bước 4: Ta đăng nhập vào Blog vào Mẫu vào Chỉnh sửa HTML. 

- Thêm đoạn sau vào thẻ <html...
xmlns:fb='https://www.facebook.com/2008/fbml
- Đoạn sau vào trước thẻ </head>
<meta content='Mã ứng dụng' property='fb:app_id'/>
Thay thế Mã ứng dụng của app mà bạn đã tạo như trong hình tại bước 3.

Bước 5: Thêm đoạn mã bên dưới vào trước thẻ </body>
<div id='fb-root'/>
    <script>
      (function(d, s, id) {
        var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
        if (d.getElementById(id)) {return;}
        js = d.createElement(s); js.id = id;
        js.src = &quot;//connect.facebook.net/en_US/all.js#xfbml=1&quot;;
        fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
      }(document, &#39;script&#39;, &#39;facebook-jssdk&#39;));</script>
Bước 6: Thêm đoạn code bên dưới vào trước thẻ đóng </head>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
var purl= location.href;
var fb_href = purl.substring(0,purl.indexOf(".html")+5);
var fbcm ='<div class="fb-comments" data-href="'+fb_href+'" data-num-posts="5" data-width="540"></div>';
//]]>
</script>
Lưu ý:
- data-num-posts="5: Số nhận xét được hiển thị.
- data-width="540:  Độ rộng của khung bình luận

Bước 7: Chèn khung nhận xét facebook vào vị trí thích hợp trong Blogspot
Thông thường ta sẽ chèn ngay phía bên dưới bài viết. Tìm một trong các đoạn code sau:
<b:include data='post' name='post'/>
Thêm đoạn code sau vào bên dưới đoạn vừa tìm được:
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;item&quot;'>
<script type='text/javascript'>
document.write(fbcm);
</script>
</b:if>
Lưu ý: Để xem và quản lý các bình luận, ta vào https://developers.facebook.com/tools/comments, chọn app vừa tạo.

Thursday, July 2, 2015

Chỉ số PA – DA trong SEO là gì ?

Đào tạo seo xin chia sẻ bài nói về PA và DA trong SEO ! Đây là những điều cơ bản đầu tiên bạn cần phải nắm! không cần vững đâu, làm hoài quen à.


Chỉ số PA – DA trong SEO là gì ? – Page Authority (PA) và Domain Authority (DA)


PA là chữ viết tắt của Page Authority, còn DA là chữ viết tắt của Domain Authority. Đây là 2 chỉ số do SEOMOZ đưa ra để xác định độ uy tín (độ trust) và độ mạnh của một trang web (webpage) và của tên miền (toàn bộ website)

Nếu như PA (Page Authority) chỉ dùng để đánh giá chất lượng của 1 trang thì DA (Domain Authority) lại là chỉ số để đánh giá chất lượng của cả tên miền hay cũng chính là của cả website đó.

Trong thời buổi hiện nay, khi mà PageRank của Google đã không phản ánh đúng chất lượng của một website thì SEOer đã tìm cho mình một công cụ khác để có thể giúp họ đánh giá nhanh và chính xác chất lượng của website, và chỉ số PA-DA của SEOMOZ “lên ngôi” trong thế giới quảng cáo trên Google.

Để xem PA và DA của một website bạn cài add-on Mozbar cho Firefox .

Nhìn vào hình bạn có thể dễ dàng nhận thấy được PA (Page) trang chủ của công ty quảng cáo Google Adwords và quảng cáo trên Facebook BIN Media là 42 và DA (Root Domain) cho toàn bộ domain bin.vn là 40. dao tao seo free

1. Domain Authority được xác định dựa trên yếu tố nào?

Đào tạo seo xin nêu ra như sau:

– Domain Authority được SEOMOZ xác định dựa trên 3 yếu tố cơ bản là: tuổi domain, mức độ phổ biến và kích thước website. Và đây cũng là một trong những yếu tố xếp hạng của đã số các công cụ tìm kiếm hiện nay.
– Tuổi domain:
Mỗi ngày có rất nhiều website mới ra đời, nhưng không phải website nào cũng có thể “phát triển” được lâu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế mà trong các tiêu chí đánh giá chất lượng website của Google luôn có tiêu chí là tuổi domain.

Cũng như con người “sống lâu lên lão làng”, “làm nhiều mới có kinh nghiệm”, thì Google cũng nghĩ là chỉ có những website hoạt động lâu trong lĩnh vực một lĩnh vực thì website đó mới có nhiều uy tín, chất lượng, và sẽ phục vụ tốt cho người dùng vì thế mà Google luôn luôn ưu ái cho những website có tuổi thọ lâu.

– Độ phổ biến của domain:
Độ phổ biến này được đo bằng số lượng backlink chất lượng trả về website bạn. Backlink giống như những lá phiếu bầu chọn cho website bạn vào vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google vậy.

Backlink chính là lá phiếu bầu chọn cho website bạn

Nếu bạn nhận được càng nhiều lá phiếu chất lượng thì Google sẽ tin tưởng website của bạn đang phục vụ cho người dùng rất tốt, rất hữu ích và có giá trị chia sẻ. Vì vậy mà DA của bạn cũng sẽ tăng lên.

– Kích thướt của website:

Kích thướt hay độ lớn mạnh của website bạn, nó chính là số lượng trang (webpage), số lượng nội dung trên một website. Những website lớn, uy tín thì phải có lượng bài viết và nội dung nhiều, đi kèm theo đó là phải có lượng backlink trả về những trang này lớn.

Bạn phải vô cùng lưu ý điều này “Nội dung phát triển phải tương quan với backlink trả về”, nghĩa là số lượng backlink bạn làm tăng mỗi ngày phải tương ứng với lượng nội dung tăng thêm trên website mình và ngược lại, nếu không bạn sẽ rất dễ bị Google phạt.

2. Kết luận:

Việc xác định được PA – DA của một website là hết sức quan trọng, nhất là trong thời buổi hiện nay, khi mà Google đã không còn chú trọng vào số lượng backlink nữa mà thay vào đó Google lại rất chú trọng vào chất lượng của backlink. Vì vậy bạn cần xác định rõ web nào, page nào chất lượng, xứng đáng cho ta đặt backlink.

Theo Đào tạo seo 10

Các thuật ngữ cơ bản của SEO

Đào tạo seo xin chia sẻ đến với các bạn những từ khóa (thuật ngữ) liên quan đến seo. Nó là vấn đề cơ bản nhất mà chúng ta cần nắm rõ.



1. SEO: Viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization là công việc đi tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm giúp cho website đạt được thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.

2. CTR: Là tỷ lệ số người click vào website trên số lần hiển thị của trang web. Ví dụ: Có 100 người tìm kiếm và nhìn thấy website của bạn trên google nhưng chỉ có 10 người click vào xem trang web ==> CTR = 10%. Để đạt được CTR cao thì tiêu đề + mô tả trang web phải hấp dẫn.

3. CRO: Viết tắt của Conversion Rate optimization – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, biến khách hàng truy cập vào website thành khách hàng tiềm năng (có khả năng đưa ra quyết định mua hàng).

Ví dụ: 100 khách hàng truy cập vào website nhưng chỉ có 5 khách đưa ra quyết định mua hàng (đặt hàng, nhấc máy gọi điện mua hàng) thì tỷ lệ chuyển đổi là 5%.

(*) Lưu ý: Tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào 1 số yếu tố như:

- Mức độ chuyên nghiệp của website.

- Giá cả của sản phẩm, dịch vụ trên trang web của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

- Thương hiệu của công ty.

- Sự chuyên nghiệp trong khâu tư vấn, chăm sóc khách hàng…

4. PR (Page Rank): Chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Google đưa ra xếp hạng theo thứ nguyên từ 0 – 10. Chỉ số PR càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Google xếp hạng PR cho webiste phụ thuộc vào số lượng + chất lượng backlink trỏ về trang web.

5. Index: Quá trình google bot lấy dữ liệu website và lưu vào trong bộ nhớ của Google (đánh chỉ mục). Chỉ khi nào website được index thì mới xuất hiện khi người dùng tìm kiếm.

6. Robots.txt: Là file điều hướng cho phép các công cụ tìm kiếm được phép index nội dung nào bên trong trang web. Giả sử trong website có 1 bài viết mà bạn không muốn xuất hiện trên google thì có thể sử dụng File Robots.txt để ngăn google bot index bài này.

7. DA, PA: Viết tắt của cụm từ Domain Authority và Page Authority là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của trang web do Seomoz đưa ra (tương tự như PR của google nhưng hiện nay 2 chỉ số này phổ biến hơn).

DA và PA xếp hạng từ 0 – 100. DA, PA càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Chỉ số DA đánh giá mức độ uy tín chung cho toàn trang (1 tên miền), PA đánh giá giá mức độ uy tín của từng 1 bài viết, chuyên mục bên trong website. Bạn có thể cài addon Mozbar để xem được chỉ số PA và DA cho trang web.

8. Backlink: Liên kết từ 1 trang web khác trỏ về website của mình. Google coi backlink là yếu tố quan trọng thứ 2 sau nội dung để đánh giá và xếp hạng cho trang web. Bạn có thể xem chi tiết toàn bộ 14 video hướng dẫn xây dựng backlink cho website trong Chương 6.

9. Internal Link (liên kết nội bộ) là liên kết giữa các trang bên trong phạm vi của 1 trang web.

Ví dụ: Link được đặt trong từ khóa Quy trình SEO chuyên nghiệp trong trường hợp này là 1 liên kết nội bộ

10. Anchor Text: hay còn gọi là văn bản neo là các từ hoặc cụm từ (thông thường là từ khóa) được sử dụng để gắn link điều hướng người dùng và công cụ tìm kiếm.

Ví dụ: Khi các bạn click vào từ khóa đào tạo SEO sẽ dẫn đến bài viết giới thiệu về khóa đào tạo SEO chuyên nghiệp do dao tao SEO tổ chức. Từ khóa đào tạo SEO (được gắn link)  trong trường hợp này gọi là Anchortext.

11. Onpage Seo: Là các yếu tố về Seo được thực hiện bên trong website giúp website trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm.


12. Offpage Seo: Là các yếu tố về Seo được thực hiện bên ngoài phạm vi website (nôm na là quá trình đi xây dựng backlink trỏ về website).

13. Thẻ ALT: Thẻ mô tả hình ảnh, giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của hình ảnh đang nói về điều gì.

14. Meta Description: Thẻ mô tả nội dung của trang web.

15. Title: Thẻ tiêu đề của trang web.

16. Sitemap: Sơ đồ của trang web, giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của website. Sitemap có 2 loại là sitemap cho người dùng (sitemap.html) và sitemap cho các công cụ tìm kiếm đọc hiểu (sitemap.xml). Xem cách tạo Sitemap cho Blogspot

17. Rich Snippets: Là các thông tin hiển thị bổ sung bên cạnh kết quả tìm kiếm (hiển thị dưới dạng như dấu sao, số lượng đánh giá, hình ảnh tác giả…) nhằm giúp nổi bật hơn các kết quả tìm kiếm từ đó tăng tỷ lệ CTR.

18. Domain Age: Tuổi đời của tên miền (được tính từ thời điểm tên miền đăng ký). Giống như 1 nhân viên làm việc lâu năm trong công ty, website có tuổi đời tên miền càng cao thì độ uy tín càng cao.

Các bạn có thể thấy trang web của xã hội thông tin được đăng ký từ 27/4/2015 - Rất uy tín trong mắt Google.

19. Heading: Các thẻ tiêu đề (từ H1-H6) được sử dụng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng của trang web đến các công cụ tìm kiếm.

20. Domain Keyword: Tên miền chứa từ khóa – 1 trong những yếu tố google xếp hạng cho trang web.

21. RSS: Nguồn cấp dữ liệu, cho phép các trang web, hoặc người dùng được phép lấy tin tự động từ website về.

theo đào tạo seo