Showing posts with label Seo-onpage. Show all posts
Showing posts with label Seo-onpage. Show all posts

Monday, July 6, 2015

Cách SEO Local hiệu quả

SEO LOCAL

SEO local – Hiển thị bản đồ cùng SAO đánh giá (rating) không chỉ giúp website của bạn trông đẹp, nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm mà còn giúp tăng tỷ lệ CRT cho website của bạn.

Tut chứa nhiều hình ảnh và bước làm chi tiết, để tận hưởng được kết quả tuyệt vời của nó bạn đừng bỏ sót phần nào nhé! (Những hình ảnh mình lấy từ VietMoz)

SEO Local có khác với SEO bình thường là:
+ Từ khóa phải duy nhất (Tên doanh nghiệp...v.v)
+ Địa điểm phải là duy nhất ( ...)tại sao mình dùng từ duy nhất cho địa điểm, tại địa điểm được xác định bởi 1 công ty (Google phải là duy nhất) thực chất ngoài đời thì 1 địa điểm nhiều công ty khác nhau như tòa nhà Etown.
+Website của bạn đang kinh doanh thuộc dạng nào (phần này nói thêm chứ không quan trọng)

Local SEO được nhắc đến như một hình thức tối ưu hóa thứ hạpyng trên một số từ khóa liên quan tới một địa phương, lãnh thổ nào đó. .. Hình thức này thì thường là được các doanh nghiệp hay các cá thể kinh doanh áp dụng để họ tập trung vào một phân vùng khách hàng nào đó để khai thác tiềm năng.
đây là ví dụ nhé

Về cơ bản, hình thức Local SEO cũng là SEO nên cũng bao gồm các bước như:
+ Nghiên cứu từ khóa (thực chất việc nghiên cứu từ khóa các bạn nên không đắng đo suy nghĩ hay tìm đối thủ cạnh tranh của mình bởi lẻ từ khóa phải là duy nhất)
+ Tối ưu SEO Onpage vào Site
Một thẻ Meta GEO có cấu trúc giống như thế này
+Tối ưu SEO Offpage (xây dựng backlink).
Để từ khóa duy nhất của bạn lên top thì rất dễ, bạn chèn từ khóa trong từng bài đăng (dưới từng bài) để tạo link nội, bạn cũng đi từ khóa đo với các site khác..
Nhưng để có thứ hạng, độ uy tín tốt hơn thì Local SEO cũng bao gồm vài thủ thuật làm SEO hoàn toàn khác so với quy trình SEO thông thường.

Khác ở đây mình đã nói ở tiêu đề

Đào tạo SEO hướng dẫn SEO local thành công

1. Đăng ký doanh nghiệp lên google địa điểm (google place)
2. Xác thực mã PIN
3. Đặt tên doanh nghiệp ( Tùy thuộc SEO thương hiệu/ từ khóa)
4. Liên kết doanh nghiệp trên G+ ( Goolge Bussiness) với website
5. Chia sẻ viết đánh giá cho G+. Tối thiểu từ 7 đánh giá trở lên .
6. Chờ đợi và tận hưởng thành quả

Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp lên Google địa điểm

Bạn truy cập link google place để đăng ký doanh nghiệp lên google địa điểm
https://www.google.com/local/business/add
Truy cập bằng tài khoản Gmail của bạn.

Sau khi ấn Gửi, Google map sẽ thông báo như trên. Đừng lo lắng, tại bước này bạn click chọn
Hãy giúp chúng tôi định vị doanh nghiệp của bạn.

Sau đó dịch chuyển con trỏ địa điểm trên map về đúng địa điểm doanh nghiệp của bạn. Google map sẽ tự động chuyển bạn tới bước tiếp theo
Click chọn xác minh bằng bưu thiếp và chuyển sang bước tiếp theo
Sau khi ấn Gửi, Google map sẽ thông báo như trên. Đừng lo lắng, tại bước này bạn click chọn
Hãy giúp chúng tôi định vị doanh nghiệp của bạn.

Sau đó dịch chuyển con trỏ địa điểm trên map về đúng địa điểm doanh nghiệp của bạn. Google map sẽ tự động chuyển bạn tới bước tiếp theo

Bước 2 Xác thực mã PIN của Google gửi qua đường bưu điện

Sau khi nhận được mã PIN từ Google, bạn quay lại bước trên để điền mã xác thực. Tới đây chúng ta đã hoàn thiện bước đưa doanh nghiệp lên Google map

Bước 3 Đặt tên doanh nghiệp

Bạn lưu ý: Tên doanh nghiệp có thể đặt theo tiêu đề của website, một phần tiêu đề của Website. Không nhất thiết phải đặt theo domain.

VD: Hiển thị G map, tài khoản G+ Bussiness với từ khóa “Đào Tạo SEO” của Blog Đào tạo SEO
Bước 4 Liên kết tài khoản G+ Business với website

Trong tài khoản G+Business sẽ có phần lựa chọn liên kết với website. Nếu bạn không tìm thấy phần này thì có thể tham khảo code mẫu dưới đây của tôi.

Blog ĐÀO TẠO SEO

với link là link tài khoản G+ Business của bạn

Bước 5 Tạo rating – hiển thị Sao trên kết quả tìm kiếm

Bạn có thể tự tạo đánh giá G+Business cho mình bằng cách chia sẻ và nhờ bạn bè đánh giá trang G+. Qua thử nghiệm của tôi thì chỉ cần >7 đánh giá đầy đủ với 4-5 sao và comment nội dung tốt. Trong vòng 24-48h site của bạn sẽ có được kết quả đẹp như demo ở trên.

Bước 6 Chờ đợi và tận hưởng

Chúc mừng bạn đã đi tới bước cuối cùng này. Việc còn lại chỉ còn là chờ đợi và tận hưởng kết quả tuyệt vời của Google thôi nhé.

Thursday, July 2, 2015

SEO Onpage

Hôm nay Đào tạo seo xin chia sẻ cách tối ưu thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google hay còn gọi là SEO Onpage. Có rất nhiều trang nội dung thật chất nhưng chưa thân thiện hay còn gọi là chưa vừa lòng với bộ máy tìm kiếm Google, dĩ nhiên nó là 1 thuật toán làm theo cách dựng sẵn nên tuân thủ theo các quy tắc chung của nó thì ok

Như các bạn đã biết việc tối ưu SEO Onpage website là quan trọng khi làm SEO. Tối ưu SEO Onpage chính là việc chúng ta đi tối ưu tất cả các yếu tố bên trong website giúp cho website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

Các công việc của SEO Onpage bao gồm:

- Tối ưu hóa giao diện hiển thị di động.
- Tối ưu hóa các thẻ meta (title, description, keyword).
- Tối ưu hóa các thẻ Heading (H1 – H3)
- Tối ưu hóa hình ảnh.
- Tối ưu đường dẫn.
- Tạo sơ đồ website (sitemap).
- Tối ưu hóa các thẻ hỗ trợ SEO Local (Geo meta Tag).
- Xử lý một số lỗi như: tốc độ tải trang, 404…

1. Tối ưu hóa các thẻ Meta

Thẻ tiêu đề
Tiêu đề là thành phần quan trọng và nổi bật nhất so với các thành phần khác trong kết quả tìm kiếm. Trong quá trình tối ưu thẻ tiêu đề cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong thẻ tiêu đề phải chứa từ khóa cần SEO.
- Đặt từ khóa đầu tiên trong thẻ tiêu đề.
- Số lượng ký tự tối đa <55 ký tự.
- Hấp dẫn, nổi bật được nội dung của bài viết.
- Độc đáo, không trùng lặp.
Thẻ mô tả
Tối ưu hóa thẻ mô tả cần chú ý các vấn đề sau:
- Mô tả chứa từ khóa cần SEO.
- Số lượng ký tự  <155 ký tự.
- Khái quát được nội dung của bài viết.
- Hấp dẫn.
Thẻ từ khóa (Meta keyword)
Đây là thẻ từ khóa dành cho công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, hiện nay các SEOer đang lạm dụng quá mức để chèn vô số từ khóa website của mình cho nên Google đã hạ thấp trọng số điểm bên trong thẻ này. Dẫn đến hiệu quả khi chúng ta tối ưu thẻ meta keyword không cao. Nên nếu có tối ưu thì chúng ta chỉ điền từ 5 đến 7 keyword, tránh điền quá nhiều sẽ bị Google nghi ngờ spam.
cac the meta tag

2. Tối ưu hóa các thẻ Heading

Mục đích sử dụng các thẻ Heading dùng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng đến với Google. Thẻ Heading bao gồm từ H1-H6 với mức độ quan trọng giảm dần. Các bạn chỉ cần tối ưu từ H1-H3.
- H1: Chỉ sử dụng một thẻ duy nhất, chứa từ khóa chính, thường là tiêu đề của bài viết.
- H2: Mô tả nội dung chính của website, sử dụng từ 3-5 thẻ, chứa từ khóa phụ.
- H3: Mô tả nội dung liên quan, sử dụng từ 7-9 thẻ, không nên chèn từ khóa vào thẻ này.

3. Tối ưu hóa hình ảnh.

Google không giống chúng ta, khi nhìn vào hình ảnh nó sẽ không biết được hình ảnh đó nói về cái gì. Chính vì thế chúng ta cần phải tối ưu hóa hình ảnh khi SEO cần lưu ý các điểm sau:
- Đặt tên cho hình ảnh: viết không dấu, chứa từ khóa và có dấu “-” ngăn cách ở giữa. đào tạo seo 
Ví dụ: Nếu hình ảnh của bạn mô tả về khóa học kế toán tổng hợp thì bạn có thể đặt tên hình ảnh như sau: khoa-hoc-ke-toan-tong-hop
- Tối ưu hóa thẻ Alt: thẻ Alt dùng để mô tả hình ảnh cho Google hiểu. Khi upload hình ảnh lên sẽ có phần chú thích để đánh từ khóa mô tả nội dung hình ảnh. Thẻ Alt các bạn có thể điền từ khóa cần SEO (không nên trùng 100% với tên hình ảnh) và viết 1 cách bình thường (có thể có dấu hoặc không dấu).
- Ảnh gốc: là ảnh chúng ta có thể tự chụp bằng máy ảnh, máy quay hoặc ảnh print lại màn hình hay ảnh tải về rồi đưa vào photoshop chỉnh sửa.
- Nên chọn các hình ảnh có định dạng tỷ lệ: 4:3 (400x30, 640x480, 1024x768…)
tôi ưu hình ảnh

4. Tối ưu đường dẫn thân thiện.

Seo onpage: Đường dẫn là đường link hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Trong khi tối ưu hóa đường dẫn các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Url càng ngắn càng tốt, < 55 ký tự.
- Chứa từ khóa cần Seo.
Ví dụ: SEO từ khóa “học phần mềm kế toán” thì đường dẫn mình có thể đặt như sau: ketoanaz.edu.vn/hoc-phan-mem-ke-toan.html  
toi uu url     

5. Tạo sơ đồ website (sitemap)

Sitemap chính là sơ đồ trang web giúp cho các con bot của công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc bên website của bạn; từ đó dễ dàng hơn trong việc lập chỉ mục cho website.
Bạn có thể truy cập vào xml-sitemaps.com để tạo sitemap cho website của mình.

6. Cấu hình thẻ Geo meta tag

Geo meta tag là thẻ giúp cho các công cụ tìm kiếm xác định chính xác tọa độ của doanh nghiệp từ đó các máy tìm kiếm sẽ cho nó được ưu tiên với các kết quả tìm kiếm được phân vùng trên một địa phương mà thẻ Meta GEO đã khai báo.
thẻ geo meta
Các bạn có thể truy cập geo-tag.de/generator/en.html để tạo mã và chèn vào website.

7. Xử lý một số lỗi như: tốc độ tải trang, 404…

Trong trường hợp tốc độ load trang web của bạn quá chậm sẽ gây ra tình trạng bot của Google không thể truy cập và gửi một lỗi không tìm thấy về Webmaster Tool. Vì thế, nên chọn những đơn vị cung cấp Hosting thực sự tốt.
Lỗi 404: là nỗi từ sever trả về thông báo cho chúng ta biết một mục hay một bài viết nào đó không tồn tại bên trong trang web. Nếu website có quá nhiều lỗi 404 sẽ ảnh hưởng đến khả năng SEO rất lớn.

8. Tối ưu hóa giao diện hiển thị trên  di động.

Mới đây nhất, Google đã cập nhật thuật toán tối ưu kết quả tìm kiếm trên di động với mong muốn cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.

theo đào tạo seo