Monday, July 6, 2015

Cách SEO Local hiệu quả

SEO LOCAL

SEO local – Hiển thị bản đồ cùng SAO đánh giá (rating) không chỉ giúp website của bạn trông đẹp, nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm mà còn giúp tăng tỷ lệ CRT cho website của bạn.

Tut chứa nhiều hình ảnh và bước làm chi tiết, để tận hưởng được kết quả tuyệt vời của nó bạn đừng bỏ sót phần nào nhé! (Những hình ảnh mình lấy từ VietMoz)

SEO Local có khác với SEO bình thường là:
+ Từ khóa phải duy nhất (Tên doanh nghiệp...v.v)
+ Địa điểm phải là duy nhất ( ...)tại sao mình dùng từ duy nhất cho địa điểm, tại địa điểm được xác định bởi 1 công ty (Google phải là duy nhất) thực chất ngoài đời thì 1 địa điểm nhiều công ty khác nhau như tòa nhà Etown.
+Website của bạn đang kinh doanh thuộc dạng nào (phần này nói thêm chứ không quan trọng)

Local SEO được nhắc đến như một hình thức tối ưu hóa thứ hạpyng trên một số từ khóa liên quan tới một địa phương, lãnh thổ nào đó. .. Hình thức này thì thường là được các doanh nghiệp hay các cá thể kinh doanh áp dụng để họ tập trung vào một phân vùng khách hàng nào đó để khai thác tiềm năng.
đây là ví dụ nhé

Về cơ bản, hình thức Local SEO cũng là SEO nên cũng bao gồm các bước như:
+ Nghiên cứu từ khóa (thực chất việc nghiên cứu từ khóa các bạn nên không đắng đo suy nghĩ hay tìm đối thủ cạnh tranh của mình bởi lẻ từ khóa phải là duy nhất)
+ Tối ưu SEO Onpage vào Site
Một thẻ Meta GEO có cấu trúc giống như thế này
+Tối ưu SEO Offpage (xây dựng backlink).
Để từ khóa duy nhất của bạn lên top thì rất dễ, bạn chèn từ khóa trong từng bài đăng (dưới từng bài) để tạo link nội, bạn cũng đi từ khóa đo với các site khác..
Nhưng để có thứ hạng, độ uy tín tốt hơn thì Local SEO cũng bao gồm vài thủ thuật làm SEO hoàn toàn khác so với quy trình SEO thông thường.

Khác ở đây mình đã nói ở tiêu đề

Đào tạo SEO hướng dẫn SEO local thành công

1. Đăng ký doanh nghiệp lên google địa điểm (google place)
2. Xác thực mã PIN
3. Đặt tên doanh nghiệp ( Tùy thuộc SEO thương hiệu/ từ khóa)
4. Liên kết doanh nghiệp trên G+ ( Goolge Bussiness) với website
5. Chia sẻ viết đánh giá cho G+. Tối thiểu từ 7 đánh giá trở lên .
6. Chờ đợi và tận hưởng thành quả

Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp lên Google địa điểm

Bạn truy cập link google place để đăng ký doanh nghiệp lên google địa điểm
https://www.google.com/local/business/add
Truy cập bằng tài khoản Gmail của bạn.

Sau khi ấn Gửi, Google map sẽ thông báo như trên. Đừng lo lắng, tại bước này bạn click chọn
Hãy giúp chúng tôi định vị doanh nghiệp của bạn.

Sau đó dịch chuyển con trỏ địa điểm trên map về đúng địa điểm doanh nghiệp của bạn. Google map sẽ tự động chuyển bạn tới bước tiếp theo
Click chọn xác minh bằng bưu thiếp và chuyển sang bước tiếp theo
Sau khi ấn Gửi, Google map sẽ thông báo như trên. Đừng lo lắng, tại bước này bạn click chọn
Hãy giúp chúng tôi định vị doanh nghiệp của bạn.

Sau đó dịch chuyển con trỏ địa điểm trên map về đúng địa điểm doanh nghiệp của bạn. Google map sẽ tự động chuyển bạn tới bước tiếp theo

Bước 2 Xác thực mã PIN của Google gửi qua đường bưu điện

Sau khi nhận được mã PIN từ Google, bạn quay lại bước trên để điền mã xác thực. Tới đây chúng ta đã hoàn thiện bước đưa doanh nghiệp lên Google map

Bước 3 Đặt tên doanh nghiệp

Bạn lưu ý: Tên doanh nghiệp có thể đặt theo tiêu đề của website, một phần tiêu đề của Website. Không nhất thiết phải đặt theo domain.

VD: Hiển thị G map, tài khoản G+ Bussiness với từ khóa “Đào Tạo SEO” của Blog Đào tạo SEO
Bước 4 Liên kết tài khoản G+ Business với website

Trong tài khoản G+Business sẽ có phần lựa chọn liên kết với website. Nếu bạn không tìm thấy phần này thì có thể tham khảo code mẫu dưới đây của tôi.

Blog ĐÀO TẠO SEO

với link là link tài khoản G+ Business của bạn

Bước 5 Tạo rating – hiển thị Sao trên kết quả tìm kiếm

Bạn có thể tự tạo đánh giá G+Business cho mình bằng cách chia sẻ và nhờ bạn bè đánh giá trang G+. Qua thử nghiệm của tôi thì chỉ cần >7 đánh giá đầy đủ với 4-5 sao và comment nội dung tốt. Trong vòng 24-48h site của bạn sẽ có được kết quả đẹp như demo ở trên.

Bước 6 Chờ đợi và tận hưởng

Chúc mừng bạn đã đi tới bước cuối cùng này. Việc còn lại chỉ còn là chờ đợi và tận hưởng kết quả tuyệt vời của Google thôi nhé.

Sunday, July 5, 2015

Cách sử dụng meta robot tags cho chiến lược SEO

Cách hiểu và sử dụng META Robot Tags cho chiến lược SEO của bạn! Hiểu và nắm rõ để cấu hình SEO Onpage tốt. Đào tạo SEO
Thường thì tệp tin robots.txt đặt tại thư mục gốc của tên miền là công cụ lý tưởng để giao tiếp với các máy tìm kiếm (Robots với Google, Yahoo và Microsofts)  trong việc đánh chỉ số trang web. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tệp tin /robots.txt trở nên hạn chế và việc sử dụng nó rất rườm rà, nặng nề.

Thẻ META “robots” lúc này, lại rất hữu ích ngay cả khi cách sử dụng của nó khá khác so với tệp tin robots.txt

Khái niệm chung

Trước khi đi vào tìm hiểu cách hoạt động của Robots META Tag thì chúng ta hãy xem xét một vài khái niệm liên quan tới việc đánh chỉ số và theo đường dẫn.

Đánh chỉ số (index page)

“Đánh chỉ số” hay “Chỉ số hóa” trang Web rất tiếc không được định nghĩa trong Robots Exclusion Standard.
Một số người cho rằng việc ngăn không cho đánh chỉ số tương ứng với việc trang đó, trong bất kể trường hợp nào đều không thể xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm và nội dung của nó, đặt biệt là các đường liên kết URL, không được khai thác bởi các bọ tìm kiếm đến từ các máy tìm kiếm.

Tuy nhiên cũng có một số cách dịch khác bớt nghiêm khắc hơn. Họ cho rằng việc cấm đánh chỉ số trang Web là việc mà các máy tìm kiếm không sử dụng nội dung của trang để xác định thứ hạng trong kết quả tìm kiếm trong khi đường dẫn URL của trang vẫn xuất hiện bởi các yếu tố khác thu thập được độc lập với việc cấm trên trang này.

Truy vấn liên kết (follow link URL)

Khái niệm “truy vấn liên kết” thì dễ hiểu hơn. Theo đường dẫn được hiểu là các máy tìm kiếm phải bỏ qua đường dẫn mà chúng tìm thấy trong trang. Nó phải xử sự như chưa thấy đường dẫn đó trong trang. Và những đường dẫn này không góp phần nào vào mức độ “phổ biến” của các trang mà liên kết của nó trỏ đến (link URL).
Tuy nhiên rõ ràng là các đường dẫn này có thể được phát hiện trên các trang web khác và bọ tìm kiếm sẽ truy vấn.

Giới thiệu thẻ Metadata Robots

Thẻ META Tag này luôn nằm tại ví trí đầu tiên của mã nguồn HTML tương ứng của trang. Có nghĩa là giữa thẻ HEAD và /HEADE.

Qui ước chuẩn của META “robots” liên quan tới việc đánh chỉ số của trang và truy vấn liên kết mà chúng ta sẽ xem xét kỹ phần tiếp theo.

Với thẻ META robots bạn có thể chỉ định cách bọ tìm kiếm quét trang web của bạn. Thẻ META này gồm một số giá trị sau :

all
Googlebot đánh chỉ số tất cả (ngầm định).

none
Googlebot  không đánh chỉ số gì hết.

index
Đánh chỉ số trang Web.

noindex
Không đánh chỉ số trang, nhưng vẫn truy vấn đường dẫn URL.

follow
Googlebot sẽ đọc liên kết siêu văn bản trong trang và truy vấn, xử lý sau đó.

nofollow
Googlebot  không phân tích liên kết trong trang.

noarchive
Không cho máy tìm kiếm lưu vào bộ nhớ bản sao trang Web.

nocache
Chức năng như thẻ noarchive nhưng chỉ áp dụng cho MSN/Live.

nosnippet
Không cho bọ tìm kiếm hiển thị miêu tả sinppet của trang trong kết quả tìm kiếm và không cho phép chúng hiển thị trong bộ nhớ (cache hay caching).

noodp
Ngăn máy tìm kiếm khỏi việc tạo các miêu tả description từ các thư mục danh bạ Web DMOZ như là một phần của snippet trong trang kết quả tìm kiếm.

noydir
Ngăn Yahoo khỏi việc trích miêu tả trong danh bạ Web Yahoo! diectory để tạo các phần miêu tả trong kết quả tìm kiếm. Giá trị noydir chỉ áp dụng với Yahoo và không có công cụ tìm kiếm nào khác sử dụng danh bạn Web của Yahoo bởi thế giá trị này không được hỗ trợ cho máy tìm kiếm khác..
Ví dụ :

<meta name="robots" content="index, follow">
Trong ví dụ này như các bạn thấy trên hình; máy tìm kiếm sẽ đánh chỉ số trang và tất cả các trang khác nó tìm thấy đường dẫn trong trang chỉ định.



Hình 1 : Ví dụ sử dụng thẻ Meta robots cho phép đánh chỉ số tất cả.


Máy tìm kiếm sử dụng Robots Meta Tags như thế nào ?

Như chúng ta vừa nghiên cứu các giá trị của thẻ Meta Tag Robots, sau đây là bảng tóm tắt các giá trị được hỗ trợ và sử dụng bởi các máy tìm kiếm phổ biến nhất :
Với các thông tin trong bảng tóm tắt trên thì các bạn có thể điều chỉnh quyền và giới hạn cho bọ tìm kiếm đến từ các máy tìm kiếm với chú ý tên của các bọ tìm kiếm phổ biến tương ứng như sau :

Google | GOOGLEBOT | Yahoo! | SLURP  | MSN / Live  | MSNBOT | Ask | TEOMA

Qui ước chuẩn sử dụng META Robots

Qui ước chung

Cú pháp : <meta name=”robots” content=”value“>
Ký tự tối đa : Không qui định
Tương thích : Với tất cả máy tìm kiếm
Phiên bản : HTML 2.0
Vị trí : Nằm giữa thẻ <head> và </head>
Chức năng : Cho phép chỉ định cách thức máy tìm kiếm đánh chỉ số của trang hoặc cấm một số máy tìm kiếm nếu được chỉ định.
Lỗi cần tránh : Không có, thẻ Meta này không nhất thiết bắt buộc.

Giải thích

Phần content=”value” được ngăn cách bởi một dấu phẩy nếu thẻ Robots META Tag gồm nhiều hơn một giá trị bất kể là : none, noindex, nofollow, all, index hay follow.

–   none : Bọ tìm kiếm (Robots) bỏ qua trang này. Tương đương với noindex, nofollow.
–   noindex : Trang này không được đánh chỉ số.
–    nofollow : Robots sẽ không truy vấn đường dẫn tìm thấy trong trang.
–  all : Không hạn chế việc đánh chỉ số trang hay truy vấn đường dẫn tìm thấy trong trang nhằm xác định ra các trang cần đánh chỉ số tiếp.
–  index : Robots có thể thêm trang này vào trong các kết quả tìm kiếm.
–  follow : Robots có thể truy vấn địa chỉ đường dẫn URL để tìm ra các trang khác.

Ghi chú :
Qui ước index, follow hay all không cần phải chỉ định bởi nó được qui định ngầm định.

<meta name="robots" content="index, follow">
<meta name="robots" content="all">
Nếu như không có thể meta tag, hoặc phần nội dung content của thể này trống hoặc robots không được chỉ định thì robots terms sẽ được hiểu ngầm định là index, follow (tương đương với all). Nếu từ khóa all được tìm thấy trong phần khai báo thì nó sẽ bỏ qua tất cả các giá trị khác. Bởi thế tất cả các giá trị “nofollow, all, noindex, nofollow” sẽ trở thành “all”.

Còn trong trường hợp các giá trị đối ngược (ví dụ “follow, nofollow, follow”) thì bọ tìm kiếm sẽ được tự ý quyết định việc quét trang của mình.

Một số cách dùng thông dụng Robots METATag

Thẻ Robots META Tag được dùng để loại trừ nội dung. Chúng ta hãy cùng xem xét 3 ví dụ sau sử dụng Robots META Tag chính xác để loại trừ thông tin khỏi việc đánh chỉ số và các dịch vụ của máy tìm kiếm.
1  Sử dụng giá trị noindex để cho phép liên kết được truy vấn dù cho trang không được đánh chỉ số.
  <meta name=”robots” content=”noindex“>

2  Sử dụng nofollow cho phép trang được đánh chỉ số nhưng đường dẫn trong trang không được truy vấn.
    <meta name=”robots” content=”nofollow“>

3 Sử dụng none tương đương với noindex, nofollow để cấm cả việc đánh chỉ số và truy vấn đường dẫn.
<meta name=”robots” content=”none“>

Nếu các bạn muốn các thông tin chỉ tiết hơn về Robots META Tag có hãy tham khảo trên trang chính thức robotstxt.org .
Cuối cùng, như đã nói ở trên, các bạn kết hợp cách sử dụng tệp tin robots.txt và các sử dụng NOFOLLOW với rel=”nofollow” (do Google khởi xướng và được chấp nhận bởi các máy tìm kiếm khác). Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý việc sử dụng Robots.txt cho Google cũng có nhiều lựa chọn và điểm riêng biệt hơn so với các máy tìm kiếm khác.

Nguồn tham khảo : vietseo thuthuatweb

Cách chèn đánh giá (Star rating) cho blogspot

Để biết được bài đăng của bạn thực sự nhiều người yêu thích hay không, bạn có nhiều cách để làm điều này, như qua các Social chia sẻ nhiều hoặc like nhiều. Đào tạo seo xin chia sẻ lại bài viết của thuthuatweb nói về cách tạo đánh giá bài viết cho Blogspot.


Bạn có biết về Reaction Widget ( phản ứng của người dùng) ? Bạn có thể dễ dàng thấy widget này ở nhiều website, nhiều blogger sử dụng widget này để theo dõi phản ứng của người dùng về bài viết của họ.

Người đọc cũng dễ dàng chỉ định bài viết đó có hay hoặc hữu ích hay không, đồng thời nó cũng giúp  bạn theo dõi những bài viết nào được mọi người ưa chuộng và không. Hầu hết những blogger đều sử dụng Reactions widget mặc định , hôm nay tôi sẽ giúp các blogger sử dụng một Reactions widget khác , chuyên nghiệp và dễ quản lý hơn rất nhiều.


Các bước thực hiện như sau:

1 . Đăng nhập vào Blog, Tìm tới Dashboard (Bảng điều khiển) – > Design (Thiết kế) / Edit HTML (Chỉnh sửa HTML).

2. Click “Expand Widet Templates “ ( Mở rộng mẫu tiện ích );

3. Nhớ lưu lại template trước khi tiến hành làm bất cứ thay đổi điều gì ở giao diện , nếu không bạn sẽ phải hối hận nhiều nếu làm sai đó.

4. Tìm thẻ sau đây trong template </head>

5. Sau đó chèn đoạn code sau đây ngay trước nó :

code
<link type="text/css" rel="stylesheet" href="http://static.graddit.com/css/graddit.css" />
6. Bây giờ bạn tìm <data:post.body/> trong Template

7. Chèn đoạn code sau ngay trên nó :

code
<b:if cond='data:blog.pageType != &quot;static_page&quot;'><div expr:id='"labels_" + data:post.id' style='display: none; visibility: hidden;'><b:if cond='data:post.labels'><b:loop values='data:post.labels' var='label'><data:label.name/>,</b:loop></b:if></div>Rate this posting: <div expr:id='data:post.id' class='ffbs_rate'>{[[&#39;&lt;img src=&quot;http://static.graddit.com/img/star.png&quot;/&gt;&#39;]]}</div><div expr:id='&quot;ffbs_stats_&quot; + data:post.id' class='ffbs_stats'></div><script type='text/javascript' expr:src='&quot;http://www.graddit.com/rate/eng/5/&quot; + data:post.id + &quot;?id=&quot; + data:post.id + &quot;&amp;stats=ffbs_stats_&quot; + data:post.id + &quot;&amp;labels=labels_&quot; + data:post.id + &quot;&amp;info=info-&quot; + data:post.id + &quot;&amp;info_delay=2&amp;url=&quot; + data:post.url + &quot;&amp;class_star=ffbs_star_img&amp;class_star_set=ffbs_star_img_set&amp;class_star_vote=ffbs_star_img_vote&amp;views=yes&amp;votes=yes&amp;average=yes&quot;'></script></b:if>

8. Lưu lại Template

Chúc các bạn thành công, nếu bạn có thắc mắc hay làm không được bạn có thể để lại câu hỏi, mình sẽ giúp các bạn

Xem thêm (Thủ thuật Blogspot)

Những cách đặt từ khóa hiệu quả cho Website

Đào tạo SEO xin chia sẻ với các bạn 9 thủ thuật đặt từ khóa mà mà một website nên áp dụng.
Để trang web có thứ hạng cao trên Google thì từ khóa (Keyword ) cần xuất hiện trong nội dung bài viết. Nhưng nếu vị trí đặt từ khóa không hợp lý thì thứ hạng sẽ không cao và ảnh hưởng nhiều đến kết quả tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm như Yahoo, Google, MSN….


1/ Từ khóa (Keyword ) nên đặt trong thẻ <title>


Đây là vị trí quan trọng nhất mà bạn cần đặt từ khóa (keyword) .Bởi vì nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, đồng thời nó chính là tên của trang web. Thẻ title phải ngắn (tối đa: 6 đến 7 từ) và phải chứa từ khóa. Tốt nhất, từ khóa nên đặt ở đầu title. Nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể tham khảo Top 10 thủ thuật SEO tối ưu hóa tiêu đề cho web của bạn mà mình đã giới thiệu trong các bài viết trước.

2/ Từ khóa (keyword ) trong URL


URL là địa chỉ trang web, nếu URL chứa từ khóa thì giá trị trang web sẽ tăng lên. Ví dụ, tối ưu trang web với từ khóa “keo socola” thì URL của bài viết cần chứa từ khóa. từ khóa càng gần DOMAIN càng tốt.
Tất nhiên, từ khóa phải có trong bài viết, vì nếu không có thì sẽ không có tác dụng gì cả.

3/ Mật độ từ khóa trong bài viết


Một yếu tố rất quan trọng khác mà bạn cần quan tâm. Bài viết tốt nhất nên có khoảng 3-7% từ khóa chính và 1-2% từ khóa phụ. Mật độ > 10% là rất đáng ngờ và trông có vẻ như là bạn đang cố nhồi nhét từ khóa chứ không phải một đoạn văn bản viết tự nhiên.

Và bạn có thể bị google liệt kê vào danh sách spam và tụt thứ hạng là điều cả bạn và tôi đều không muốn cho website của mình.

4/ Từ khóa trong liên kết (Anchor text )


Link đặt lên từ khóa. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt với các inbound link (link dẫn về website của mình từ website khác). Các công cụ tìm kiếm, như Google, sẽ đánh giá cao trang web của bạn.

5/ Từ khóa trong Heading (& đặt trong thẻ <H1>)


Nội dung trong thẻ <H1> được đánh giá rất quan trọng, robot của google sẽ tìm kiếm các từ khóa trong các thẻ này khi nó đi sâu vào nội dung web của bạn.

6/ Từ khóa trong dòng Headline


Dòng đầu tiên có mức độ quan trọng cao, cần chứa từ khóa, nên đặt trong thẻ <H1>.
Lưu ý: phần đầu của văn bản không nhất thiết có nghĩa là đoạn đầu tiên, nếu bạn sử dụng bảng, dòng đầu tiên có thể nằm ở phần nửa sau của bảng.

7/ Từ khóa trong ALT của ảnh


Các Robots của công cụ tìm kiếm không đọc được ảnh nhưng nó đọc được phần mô tả bằng chữ nằm trong thẻ ALT,
ví dụ: <IMG src=”http://” ALT=”mô tả ảnh, chứa từ khóa” />.
Vì thế việc đặt thẻ alt cho ảnh cũng góp phần đáng kể trong việc seo website của bạn.

8/ Từ khóa trong thẻ META


Phần này ngày càng ít có giá trị, đặc biệt đối với Google. Yahoo! và Bing vẫn còn sử dụng, nên nếu bạn tối ưu hóa cho hai công cụ tìm kiếm như Yahoo! và Bing, hãy điền các thẻ này một cách chính xác – cũng không mất nhiều thời gian.

9/ Khoảng cách keyword


Các từ khóa xuất hiện trong bài viết không nên quá gần nhau, hoặc lặp lại nhiều lần (>=3 lần) trong 1 câu, trong 1 đoạn.
Sau khi đã chọn được từ khóathích hợp thì việc đặt  từ khóa ở vị trí phù hợp cũng quan trọng không kém, kết hợp hai yếu tố đó sẽ giúp cho bạn mang lại thứ hạng cao cho chiến dịch SEO website của mình .

Hy vọng với 9 thủ thuật trên sẽ giúp các bạn nâng tầm giá trị website và thu hút nhiều độc giả cũng như khả năng kiếm tiền của website, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm 9 yếu tố ảnh hưởng thứ hạng website của bạn

Xem thêm SEO Onpage

Chúc các bạn thành công !
(Nguồn thuthuatweb)